Các loại thớt gỗ

Để chọn mua được loại thớt gỗ phù hợp nhu cầu sử dụng thì một trong những điều trước tiên mà chúng ta cần làm chính là tham khảo về các loại thớt gỗ hiện nay trên thị trường. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin về các loại thớt gỗ phổ biến cùng ưu điểm của chúng.

1. Thớt gỗ cao su



Thớt gỗ cao su được làm từ gỗ của những cây cao su đã hết tuổi khai thác mủ, thường là khi cây đã được tầm 30 năm tuổi. Lúc này, vì cây đã già, không còn khả năng cho mủ dồi dào nên người ta sẽ chặt bỏ để trồng thay thế các cây non mới. Gỗ thu hoạch được sẽ được sử dụng để làm đồ nội thất, vật dụng nhà bếp, trong đó có cả thớt.

Ưu điểm của thớt gỗ cao su là khả năng bắt lửa kém, do đó khá an toàn khi sử dụng trong môi trường nhà bếp, giá thành rẻ, chỉ từ khoảng vài chục đến 100.000 đồng tùy kích cỡ, màu sắc bắt mắt, trẻ trung, nguy cơ ẩm mốc thấp.

2. Thớt gỗ xà cừ



Thớt gỗ xà cừ có lẽ là một trong những loại thớt gỗ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chúng được làm từ thân hoặc cành cây gỗ xà cừ nhiều năm tuổi. Đây cũng là một loại thớt gỗ có giá thành khá rẻ, chỉ từ vài chục đến 100 nghìn đồng, phù hợp với điều kiện kinh phí của nhiều gia đình, trong khi đó vẫn đảm bảo các ưu điểm về độ bền, độ chịu lực, an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ bị cong vênh, nứt tâm sau thời gian dài sử dụng.

3. Thớt gỗ me



Thớt gỗ được làm từ gỗ của cây me hiện nay được nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng phổ biến là bởi khá cứng chắc, độ chịu lực cũng như độ bền cao, trọng lượng cực nhẹ nên việc vệ sinh, cất giữ rất thuận tiện và dễ dàng, đặc biệt nhất là giá thành rất rẻ. Ngoài ra, giá thành rẻ cũng là ưu điểm của loại thớt gỗ này, chỉ từ vài chục nghìn là đã có thể chọn mua.

Mặc dù vậy, nhược điểm của thớt gỗ me là bề mặt khá trơn, không có độ bám nên không thích hợp sử dụng cho việc chặt thức ăn mà chỉ có thể sử dụng để làm thớt thái.

4. Thớt gỗ nghiến



Gỗ nghiến là loại gỗ được khai thác trong rừng tự nhiên, cây có nhiều năm tuổi, vốn rất nổi tiếng về độ bền, độ cứng cũng như tính thẩm mỹ bởi có đường vân độc đáo, màu sắc bắt mắt. Đây cũng chính là loại gỗ được sử dụn để làm cột nhà, sàn nhà, hoành vi, kèo…. 

Vì có độ bền cao và được làm từ cây cổ thụ khá khan hiếm, do đó giá thành của thớt gỗ nghiến có phần đắt hơn so với các loại đã giới thiệu ở trên, thấp nhất là khoảng từ 150.000 đồng. Nhược điểm của thớt gỗ nghiến là khi sử dụng lâu thì có thể xuất hiện hiện tượng nứt tâm, xuất hiện các rãnh và mùn trên bề mặt. Ngoài ra thì thớt gỗ nghiến có trọng lượng khá nặng, khá bất tiện trong việc vệ sinh, bảo quản, đặc biệt là với những căn bếp chật hẹp hay với chị em phụ nữ chân yếu tay mềm.

5. Thớt gỗ mù u

Mù u là một loại cây gỗ mọc hoang ven sông, thường chỉ có ở miền Tây. Đặc điểm của loại gỗ này là rất cứng và bền, khá dễ kiếm nên giá thành vừa phải. Thớt gỗ mù u được nhiều người ưa chuộng là bởi khi sử dụng để thái hay băm trong thời gian dài cũng không bị lên dăm, không lưu lại các vết dao đen như các loại được làm từ cây me, cây xà cừ hay cây xoài.

Trên đây chúng tôi vừa thông tin đến bạn các loại thớt gỗ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để được nhận báo giá thớt gỗ mới nhất, cung cấp sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất… vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi ngay hôm nay.

ĐT