Cách khử mùi và xử lý mốc trên thớt gỗ

Dù lựa chọn loại thớt gỗ cao cấp đi chăng nữa thì sau một thời gian sử dụng nó cũng rất dễ xảy ra tình trạng nấm mốc, bốc mùi, lan qua thực phẩm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Vậy nên, để khử mùi và xử lý nấm mốc hiệu quả trên thớt gỗ tốt nhất bạn nên tham khảo bài viết chia sẻ sau đây của chúng tôi. 

1. Quy trình xử lý mùi và nấm mốc trên thớt gỗ



Bước 1: Tiến hành rửa sạch bề mặt thớt gỗ để mọi bẩn ở trên nó được loại bỏ, đồng thời cũng giúp làm ướt đều bề mặt thớt. Tiếp đó bạn hãy sử dụng 2 muỗng dấm trắng rồi dùng miếng dẻ hay cọ thoa đều dấm lên trên 2 bề mặt thớt. Đặc tính của dấm là có chứa axit vậy nên khả năng tẩy rửa của nó là rất tuyệt vời. Đồng thời, dấm còn có thể diệt khuẩn, làm sạch và khử mùi cho thớt gỗ, sử dụng nó sẽ giúp làm mềm bề mặt thớt gỗ hiệu quả, tiện lợi cho quá trình làm vệ sinh. 



Bước 2: Giữ nguyên lớp dấm vừa quét lên trên thớt. Tiếp tục rắc thêm một ít muối vào rồi dùng tay thoa đều để muốn dàn trải lên tất cả bề mặt thớt. Đặc tính của muối là có khả năng sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn bám trên bề mặt thớt. Khi nó ngấm vào các khe nhỏ li ti cũng có khả năng diệt khuẩn sâu hơn cho thớt gỗ mà các phương pháp vệ sinh thông thường khó có thể làm được.



Bước 3: Để thớt trong thời gian 5 phút rồi bóp một ít kem đánh răng lên trên bề mặt thớt gỗ. Lấy bàn chải chà đi chà lại nhiều lần. Trong quá trình chà bạn hãy quan sát sẽ thấy lớp lớp chất mùn màu đen bong ra, đó chính là chất bẩn, cặn bã bám trên thớt lâu ngày. 



Bước 4: Sau khi cọ xong bạn hãy rửa lại thớt ở dưới vòi nước cho thật sạch. Khi đó bạn sẽ thấy bề mặt của thớt được sạch bong không còn một chút gợn bẩn và mùi hôi khó chịu như trước nữa. Tuy nhiên đến đây công việc của bạn chưa hoàn tất, bạn còn phải thực hiện bước cuối cùng bên dưới.



Bước 5: Lúc này thớt gỗ đã được làm sạch hoàn toàn. Song bạn nên thực hiện thêm bước cuối cùng là thấm khô thớt rồi thoa một lớp dầu ăn mỏng lên mặt và cạnh của thớt. Sau khi thoa xong thì dùng màng bọc thực phẩm bọc lại trong vòng 6 giờ. Vì dầu ăn nhẹ hơn nước nên nó sẽ tạo thành lớp màng bao phủ bề mặt thớt, cách biệt và tránh tình trạng thớt bị ẩm mốc. 

2. Lưu ý khi sử dụng thớt gỗ

- Ngay sau khi sử dụng xong bạn phải mang thớt đi rửa sạch và treo nó ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị nấm mốc. Không được ngâm thớt gỗ với nước vì sẽ làm cho gỗ ngấm nước và dễ xảy ra tình trạng bị nứt, sinh sôi vi khuẩn và nấm mốc. 

- Nên trang bị ít nhất 2 chiếc thớt trong gia đình, một chiếc thớt sử dụng để chế biến đồ sống, một chiếc thớt sử dụng để chế biến thực phẩm chín. Trong trường hợp sử dụng chung 2 chiếc thớt rất dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo và gây ảnh hưởng đến sức khỏe không hề nhỏ. 

- Định kỳ nên thay thớt ít nhất 6 tháng một lần. Dù lựa chọn loại thớt gỗ chất lượng đến đâu thì sau một thời gian sử dung, vi khuẩn cũng sẽ tích tụ trên sản phẩm này nhiều. Bạn có cẩn trọng trong việc làm vệ sinh thớt đi chăng nữa thì thay mới theo định kỳ cũng chính là cách để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. 

Trên đây là những gợi ý giúp bạn xử lý thớt gỗ tránh bị mấm mốc. Đồng thời cũng có những chia sẻ về cách sử dụng thớt gỗ sao cho đúng. Còn nếu bạn chưa tìm được địa chỉ cung cấp thớt gỗ chất lượng, uy tín, đảm bảo đáp ứng yêu cầu và giá rẻ thì hãy đến với công ty Chân Tình. Là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chuyên sản xuất và phân phối thớt gỗ trực tiếp ra thị trường, chúng tôi tin sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tuyệt vời nhất mà khó có nơi nào sánh bằng. 

Thùy Duyên