Hướng dẫn sử dụng thớt gỗ đúng cách

Thớt là một dụng cụ không thể thiếu trong nhà bếp. Đặc biệt, với những ưu điểm tuyệt vời đã giúp cho thớt gỗ được các bà nội trợ ưa chuộng sử dụng nhất. Vậy bạn có biết cách sử dụng thớt gỗ như thế nào cho đúng chưa? Nếu chưa thì đọc ngay bài viết gợi ý sau đây của chúng tôi nhé. 

1. Lưu ý khi sử dụng thớt gỗ



+ Không nên dùng thớt đã quá cũ

Một khi thớt gỗ đã có dấu hiệu bị nứt hay có các rãnh thì thật khó để làm sạch. Điều này cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật sinh sống phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy nên, nếu chiếc thớt đã cũ hoặc có các vấn đề này thì đã đến lúc bạn nên thay bằng một chiếc thớt mới. 

+ Không sử dụng 2 mặt thớt

Sai lầm lớn nhất của mọi người là dùng 2 mặt của thớt. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến đồ ăn thường sẽ là nền nhà, kệ bếp. Đây đều là những nơi rất bẩn, khi đặt mặt thớt xuống vi khuẩn, vi trùng sẽ có cơ hội bám vào. Vậy nên, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe thì bạn chỉ nên dùng một mặt của thớt gỗ mà thôi. 

+ Không nên thái rau và thịt sống trên cùng một thớt

Thịt sống rất dễ sản sinh ra ký sinh trùng, trong khi đó nhiệt độ nấu các loại rau thường lại không cao. Thậm chí, có nhiều loại rau còn ăn sống trực tiếp, thế nên nếu dùng chung một chiếc thớt để thái rau và thái thịt cùng một lúc thì sẽ vô cùng nguy hiểm, gây nên sự lây nhiễm vi khuẩn chéo và kéo theo các mầm mống gây bệnh cho mọi người. 



+ Không dùng miếng thép chà thớt

Tránh sử dụng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa thớt gỗ. Bởi làm vậy thớt sẽ bị trầy xước và tạo ra môi trường để vi khuẩn ẩn náu. Thay vì vậy hãy dùng miếng vải mềm để không bị trầy xước thớt trong quá trình vệ sinh. 

Sau khi vệ sinh, chà rửa thớt xong cũng không nên để chúng nằm ngang bởi có thể sẽ khiến cho nước thấm sâu vào bên trong thớt, khó hong khô, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thay vì vậy hãy treo thớt ở nơi thông thoáng để thớt được khô ráo tự nhiên. 

2. Một số cách vệ sinh thớt gỗ sau khi dùng xong

Thớt sau khi dùng xong bạn nên chà rửa bằng một ít muối. Sau đó dùng ½ quả chanh chà lên thớt hoặc dùng nước rửa bát xong hãy dùng nước nóng tráng sơ qua để khử trung, diệt nấm mốc. Bạn cũng có thể dùng dung dịch dấm để làm vệ sinh thớt bằng cách thớt dấm trực tiếp lên thớt rồi dùng miếng bọt biển để cọ sạch. Cuối cùng rửa thớt lại với nước rồi lau khô, treo thớt lên nơi thoáng mát để không bị nấm mốc. 



Một lưu ý nữa là bạn không nên phơi thớt gỗ dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Bởi làm như vậy thớt sẽ bị nứt nẻ, biến dạng ảnh hưởng đến tuổi thọ của thớt trong quá trình sử dụng. 

3. Cách khử mùi tanh của thớt gỗ

Để đảm bảo vệ sinh của thớt gỗ sau khi dùng xong bạn nên rửa sạch với xà phòng, không ngâm thớt trong nước bẩn quá lâu vì như vậy sẽ khiến chất bẩn thấm sâu vào trong bề mặt thớt và dẫn đến tình trạng cong vênh, nứt.



Muốn khử mùi tanh bám trên thớt gỗ thì hãy dùng dung dịch có khả năng oxi hóa mạnh và khử trùng tốt như oxi già 3%, giấm trắng, nước cốt chanh,… để vệ sinh thớt. Chỉ cần đổ một lượng vừa đủ lên thớt rồi dùng miếng giẻ chà qua. Cuối cùng rửa lại với nước nóng là xong. 



Ngoài ra, trong dân gian cũng truyền nhau mẹo loại bỏ mùi tanh của thớt gỗ đó là ngâm trong nước vo gạo pha loãng với muối từ 3 đến 5 phút rồi dùng hành tây chà lên mặt thớt. Hoặc nếu không có hành tây bạn có thể dùng nửa trái chanh chà lên mặt thớt đã rắc muối, chắc chắn kết quả mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ đấy nhé. 

Nào, giờ thì bạn đã nắm được cách sử dụng thớt gỗ sao cho đúng rồi phải không? Còn thắc mắc điều gì nhấc điện thoại lên gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn thêm nhé. 

ĐT