Những điều cần biết về thớt gỗ từ A đến Z

Thớt gỗ là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Cách sử dụng, bảo quản thớt gỗ như thế nào là hiệu quả nhất? Tất tần tật những thắc mắc ấy đều sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây của chúng tôi. 

1. Thớt gỗ là gì?



Thớt gỗ là một dụng cụ dùng để cắt, thái, băm,… các loại thực phẩm trong gia đình, nhà hàng, quán ăn. Thị trường cũng có nhiều loại thớt gỗ khác nhau, mỗi loại đều có đặc điểm và giá bán riêng. Không chỉ có công dụng chính là chế biến thực phẩm, một số loại thớt gỗ hiện nay với kiểu dáng đa dạng, độc đáo được sử dụng để làm khay, đĩa đựng thực phẩm hay trang trí. Phần lớn các loại thớt này được làm từ gỗ có độ cứng cao như gỗ keo, gỗ oliu. 

2. Ưu nhược điểm của thớt gỗ

* Ưu điểm

- Thớt gỗ dễ sử dụng, chỉ cần đặt thực phẩm lên trên mặt thớt rồi dùng dao cắt, chặt, băm,… là được.

- Thớt với độ bền tốt, cứng chắc, chịu lực nặng mà không bị nứt, vỡ. 

- Được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên không pha với bất kỳ phụ gia nào nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không độc hại. 

- Dễ làm vệ sinh, chỉ cần dùng nước rửa bát và nước là có thể làm sạch được hoàn toàn. 



* Nhược điểm

- Vì được làm từ chất liệu gỗ nên thớt gỗ dễ bị thấm nước, nấm mốc và có mùi nếu không làm vệ sinh kỹ và lau khô. 

- Thớt gỗ dày dặn nên trọng lượng tương đối nặng, gây khó khăn trong việc di chuyển cũng như cầm thớt. 

3. Những lưu ý khi sử dụng thớt gỗ làm bếp

- Trước khi dùng thớt bạn nên rửa sạch qua mọi bụi bẩn bằng cách dùng nước rửa bát để làm sạch thớt. Tiếp đó trụng sơ qua nước sôi để tránh bọt xà phòng còn đọng lên thớt sẽ thấm vào thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

- Khi dùng thớt để băm, chặt thực phẩm phải đảm bảo lau khô cẩn thận trước. 

- Phơi thớt ở nơi thông thoáng, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào vì nếu không thớt sẽ dễ bị cong, vênh. Để thớt gỗ làm bếp nhanh khô bạn có thể dựng thớt thẳng đứng thay vì nằm ngang.



- Tránh vệ sinh thớt gỗ bằng máy rửa bát vì như vậy sẽ gây tình trạng sứt mẻ, cong vênh. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải vệ sinh bằng máy rửa bát thì phải đảm bảo loại thớt gỗ là nguyên khối, dày dặn và bền chắc. 

- Mỗi gia đình nên trang bị ít nhất 2 chiếc thớt, một chiếc để thái đồ sống, một chiếc để thái đồ chín. Tránh sử dụng chung sẽ khiến lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm sống sang đồ chín, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

- Khi trên bề mặt thớt có xuất hiện nhiều vết cắt, rãnh lõm sâu và có nhiều mùn gỗ lúc băm chặt thì hãy thay thớt mới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

3. Bảo quản thớt gỗ như thế nào?



- Sau khi mới mua về cần xử lý thớt gỗ trước khi mang đi sử dụng. Cách thực hiện như sau: Dùng muối pha với nước cho loãng rồi bỏ thớt gỗ vào ngâm. Đây là cách loại bỏ chất độc hại, bụi bẩn ở trên bề mặt thớt do quá trình lưu trữ ở kho, di chuyển hàng hóa,… 

- Muốn làm sạch thớt gỗ sau khi chế biến thực phẩm hay dùng ít muối và chanh tươi chà lên bề mặt thớt và đợi vài phút rồi làm vệ sinh lại như bình thường là được. 

- Sau khi vệ sinh thớt gỗ xong hãy treo nó ở nơi khô ráo. Tránh để thớt gỗ ở nơi có nhiều dầu mỡ, ẩm mốc. Ngoài ra, bạn cũng không được để thớt chồng lên nhau sẽ khó để thớt khô ráo. 

- Tùy theo từng loại thớt gỗ khác nhau mà bạn hãy cân nhắc sử dụng cho mục đích băm, thái, chặt,…

4. Lưu ý khi chọn mua thớt gỗ



- Chọn kích thước thớt gỗ phải phù hợp với không gian bếp, kích thước của bồn rửa để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng, vệ sinh và bảo quản thớt. Không chọn thớt to hơn bồn rửa sẽ làm thớt không lọt vào bồn khi làm vệ sinh. 

- Nên mua nhiều loại thớt gỗ khác nhau để phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn có nhu cầu thái thực phẩm thì chọn loại thớt có trọng lượng nhẹ, kích thước vừa phải như thớt gỗ me, thớt gỗ cao su,… Còn nếu có nhu cầu băm, chặt thì phải chọn loại thớt có độ cứng cao, ít gây mùn như thớt gỗ xà cừ, thớt gỗ nghiến,…

- Thông thường thớt gỗ có đa dạng kiểu dáng từ vuông, tròn, chữ nhật,… tùy theo nhu cầu mà bạn đưa ra lựa chọn nào phù hợp cho mình. Thớt gỗ tròn là lựa chọn được ưa chuộng nhất, trong khi đó thớt gỗ chữ nhật và hình vuông lại ít được sử dụng nhưng mang đến diện tích cắt và thái rộng rãi hơn. 

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể nắm rõ được đặc điểm của thớt gỗ cũng như cách vệ sinh, bảo quản, chọn mua loại thớt này. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu còn điều gì làm bạn thắc mắc nhé!

Thùy Duyên