Phân loại thớt gỗ

Nhắc đến thớt gỗ hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến vật dụng trong nhà bếp dùng để cắt thái thực phẩm. Song trên thực tế thớt gỗ được chia làm nhiều loại và có những công dụng khác nữa. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ từng loại thớt gỗ khác nhau. 

1. Thớt gỗ để cắt/thái

Đây là loại thớt được sử dụng để cắt hay chia nhỏ thực phẩm sống, chín,… Thực tế, với các đầu bếp chuyên nghiệp thì việc cắt thái không chỉ đơn giản như công việc của các bà nội trợ hằng ngày trong gia đình mà họ còn phải đảm bảo an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, tuân thủ các quy định về chế biến thực phẩm cho người ăn chay, người bị dị ứng,… Do đó, chỉ để mục đích cắt thái thôi họ cũng cần phải mất từ 5 đến 6 loại thớt khác nhau cho thịt sống và chín, rau củ, thực phẩm từ sữa, phô mai, cá, hải sản, thịt gia cầm,…



Còn với các hộ gia đình trung bình chỉ cấn 2 chiếc thớt, 1 chiếc để cắt thái thực phẩm sống, 1 chiếc để cắt thái thực phẩm nấu chín. Điều tối thiểu cần phải làm đó là đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm chéo. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm không phải 100%, song rất khó để đảm bảo liệu vi khuẩn có được loại bỏ hoàn toàn sau khi cắt đồ sống và vệ sinh hay không. Việc dùng chung 1 chiếc thớt để chế biến hai loại thực phẩm có nguy cơ lây nhiễm cao từ những loại vi khuẩn ẩn sâu trên bề mặt thớt khi cắt thái. 

Những loại thớt dùng để cắt thái tại công ty Chân Tình có khá nhiều kiểu dáng khác nhau như: Thớt chữ nhật, thớt hình tròn, hình vuông, hình oval,… Loại thớt hình tròn trông đẹp và mềm mại nhưng diện tích sử dụng hạn chế hơn so với thớt vuông và thớt chữ nhật. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có cả loại thớt cắt thái nhỏ gọn hơn, đáp ứng nhu cầu cắt thái salad, trái cây, phục vụ cho các buổi dã ngoại,…

2. Thớt gỗ để chặt

Loại thớt gỗ này có độ dày lớn hơn nhiều so với thớt gỗ cắt thái nên khá nặng. Mục đích là để cố định thớt, chịu được áp lực khi băm, chặt thực phẩm. Bên cạnh đó, bề mặt sử dụng của thớt chặt cũng khá rộng, đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng khi thực hiện bất kỳ động tác phức tạp nào. 



Thớt chặt thường được sử dụng cho các đầu bếp chuyên nghiệp, trong các nhà hàng và ít được sử dụng trong hộ gia đình. Phần lớn là do thói quen của người dùng Việt khi mua thịt tảng lớn hay xương cứng thường nhờ chủ sạp hàng chặt miếng nhỏ tại chỗ. 

Thêm nữa, nếu chặt nhỏ tại nhà người dùng cũng thường sử dụng thớt cắt thái có sẵn. Điều này vẫn có thể sử dụng được, tuy nhiên thớt thái không được thiết kế dành riêng để băm chặt, vậy nên khi bị chịu lực quá lớn và thường xuyên sẽ bị xảy ra tình trạng nứt vỡ gây nguy hiểm. Vậy nên, nếu có nhu cầu băm chặt bạn nên sử dụng loại thớt được thiết kế chuyên cho mục đích này.

3. Thớt gỗ đa năng

Loại thớt gỗ này được thiết kế có thể sử dụng được 2 mặt, một mặt được sử dụng để cắt thái thực phẩm đã nấu chín, mặt còn lại dùng để thái các loại bánh mì. Mặt cắt bánh mì được chia thành các rãnh hay khe hở để đảm bảo các phần bánh mì được chia đều nhau. Đế bên dưới hoặc rãnh ở trên bề mặt có thể giữ trọn phần vụn bánh phát sinh khi cắt, đem lại sự gọn gàng cho căn bếp.



Thực tế trong gia đình Việt ít khi trang bị chiếc thớt cắt bánh mì, chủ yếu nó được sử dụng trong các nhà hàng chuyên biệt. Trong trường hợp gia đình bạn yêu thích món bánh mì và thường xuyên chế biến món ăn này thì có thể trang bị chiếc thớt đa năng này. 

4. Thớt trang trí



Thông thường, thớt trang trí không được sử dụng để cắt mà nó chủ yếu được dùng để trang trí, phục vụ món ăn. Đôi khi chúng còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nữa như đĩa trang trí hay đế,… Những loại thớt trang trí được dùng để đựng thức ăn, phô mai,… Đặc điểm của nó là rãnh bao quanh để ngăn nước thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, thiết kế của nó cũng có tính thẩm mỹ cao, giúp bài trí món ăn hiệu quả. 

Trên đây là phân loại thớt gỗ và đặc điểm chi tiết của từng loại. Nếu bạn muốn sở hữu một trong các loại thớt gỗ này thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé. 

Thùy Duyên