Thớt gỗ loại nào tốt nhất?

Thị trường hiện nay có nhiều loại thớt gỗ khác nhau, tuy nhiên không phải loại nào cũng chất lượng và đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người dùng. Trong bài viết sau đây chúng tôi chia sẻ thông tin giúp bạn đánh giá được loại thớt gỗ nào tốt nhất. 

1. Thớt gỗ cao su

Để tạo ra thớt gỗ cao su người ta phải khai thác từ loại cây cao su đủ 30 năm tuổi vì lúc này cây không còn dư đọng mủ cao su ở bên trong thân nữa, giúp bảo quản và gia công được dễ dàng hơn. Đặc điểm của thớt gỗ cao su như sau:



Khó bắt lửa, chịu nhiệt hiệu quả. 

Màu sắc đường vân gỗ bắt mắt, chất gỗ cứng và khó bị cong vênh. 

Chịu được ẩm mốc cũng như các vấn đề của mối mọt. 

Giá thành rẻ, phù hợp với tài chính của nhiều gia đình. 

Dễ gia công, cắt xử thành sản phẩm.

2. Thớt gỗ nghiến

Không ai có thể phủ nhận độ bền và khả năng chịu lực tuyệt vời của thớt gỗ nghiến, nó hoàn toàn vượt trội hơn hẳn so với các loại thớt gỗ còn lại. Dĩ nhiên, đi cùng với chất lượng đó thì giá thành của sản phẩm này cũng nhỉnh hơn một chút. Bù lại thớt gỗ nghiến có những tính năng ưu việt như sau:



Chịu lực tốt, trọng lượng nặng, cứng, bền vững theo thời gian. 

Chịu được mối mọt, tránh các loại vi khuẩn có hại bám lên trên bề mặt khi chặt thái thức ăn. 

Tính thẩm mỹ cao, bề mặt thớt sẽ có các vân gỗ đẹp mắt. Khi để càng lâu thì bề mặt gỗ nghiến sẽ càng cứng và đẹp. 

Gia công tiện lợi, có thể tạo ra nhiều kiểu dáng thớt khác nhau. 

Chống trầy hiệu quả, chịu được đa số các loại lưỡi dao, ít để lại vết lõm khi chặt, thái. 

Ít ra mùn hay bị lưỡi dao cày nát trong quá trình chế biến thực phẩm. 

3. Thớt gỗ me

Thớt gỗ me cũng là một trong những loại thớt được khá nhiều người ưa chuộng. Loại thớt này phổ biến ở nhiều vùng miền khác nhau, vì vậy mà để mua và sử dụng nó không quá khó. Ưu điểm lớn nhất của thớt gỗ me là tính thẩm mỹ cao, nhiều tính chất cơ học nổi trội, đặc biệt là giá thành sản phẩm tương đối phải chăng. 



Vốn dĩ me là loài cây cứng cáp, bề mặt khá nhẵn, điểm thu hút người dùng của nó chính là màu sắc của của thớt gỗ. Bao phủ bên ngoài thớt là một màu đen đỏ sẫm, những đường vân gỗ tựa như nan quạt vô cùng cuốn hút. Tuy nhiên, sản phẩm này không phù hợp để chế biến các loại thức ăn cứng như xương, bề mặt khá nhẵn nên độ bám cũng không tốt cho lắm. 

Khi dùng thớt gỗ me bạn sẽ có cảm giác gần gũi, trầm ấm bởi màu sắc đặc trưng của nó. Căn bếp sử dụng chiếc thớt này tạo điểm nhấn hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thớt gỗ me kết hợp với các loại dao như dao thái, dao phay,… để chế biến thực phẩm dễ dàng hơn. 

4. Thớt gỗ xà cừ

Thớt gỗ xà cừ có điểm mạnh lớn nhất là về tuổi đời, bởi để làm thớt gỗ phải sử dụng cây xà cừ lâu năm. Đặc điểm của loại thớt gỗ này là có tính năng thiên về bền bỉ, chịu áp suất cơ học cao, bề mặt khó bị nứt, toát trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, thớt gỗ xà cừ khi đặt trong bếp sẽ vô cùng bắt mắt. 



Về giá cả thì thớt gỗ xà cừ được bán với mức giá trung bình, mỗi sản phẩm có giá giao động từ vài chục đến 100.000VNĐ. Điểm trừ của nó là dễ bị mối mọt tấn công, vì vậy trong quá trình sử dụng bạn nên cẩn trọng tránh để thớt gỗ bị ẩm ướt cũng như tiếp xúc với nhiệt độ cao. Sau khi sử dụng xong cần phải vệ sinh và treo lên giá để ráo nước.

Như vậy có thể thấy rằng trong số các loại thớt gỗ thì thớt gỗ nghiến là chất lượng và giá bán cao nhất. Song nếu bạn thường xuyên chặt xương, chế biến các loại thực phẩm cứng thì mới cần đến thớt gỗ nghiến. Còn thớt gỗ me, thớt gỗ cao su, thớt gỗ xà cừ vẫn là lựa chọn thích hợp để chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau, độ bền tương đối và giá thành rẻ. 

Thùy Duyên