Hướng dẫn 4 bước vệ sinh thớt gỗ tránh gây ngộ độc thực phẩm

Thớt gỗ được biết đến là loại thớt thân thiện và an toàn cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu người dùng không biết cách vệ sinh, khử trùng và bảo quản đúng cách trong quá trình sử dụng sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe, cụ thể là gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do vệ sinh không đúng cách thức ăn vẫn còn bám trên mặt thớt lâu ngày sinh sôi nấm mốc dẫn đến lây nhiễm chéo gây hại cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết vệ sinh thớt gỗ sao cho an toàn cho sử dụng chưa? Tham khảo 4 bước vệ sinh thớt gỗ đúng cách dưới đây nhé!

1. Các bước vệ sinh thớt gỗ đúng cách tránh gây ngộ độc

Bước 1: Rửa thớt với nước nóng và xà phòng


Nhiều chị em nội trợ sử dụng chung 1 chiếc thớt cho cả thịt sống và chín, nên nếu rửa không sạch thì nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao. Do đó, trong quá trình sử dụng bạn nên rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo mặt thớt được làm sạch một cách tốt nhất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo tốt nhất bạn nên trang bị cho mình 2 chiếc thớt dùng chế biến thực phẩm sống và chín riêng sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm, bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho các thành viên gia đình mình.

Mỗi lần sử dụng sau khi đã rửa sạch chất bẩn trên bề mặt thì bạn nên tráng qua nước sôi mặt thớt, đây là cách tốt nhất để giảm vi khuẩn trên bề mặt thớt. Cách này không chỉ áp dụng cho thớt gỗ mà bạn có thể thực hiện cho cả thớt nhựa, thớt kính để mang lại hiệu quả làm sạch một cách tốt nhất nhé.



Bước 2: Phơi khô thớt trong không khí

Dù đã rửa sạch thớt nhưng tốt nhất bạn nên dùng khăn sạch lau khô mặt thớt, sau đó đặt ở nơi khô thoáng, tốt nhất là nên treo thớt lên để cả 2 mặt thớt được khô điều tự nhiên. Lưu ý, khăn dùng để lau thớt phải đảm bảo thật sạch để tránh nguy cơ vi khuẩn từ khăn xâm nhập vào thớt gỗ. Lưu ý, bạn không nên phơi thớt trên bề mặt phẳng vì sẽ làm cong mặt thớt, và phải để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo để thớt thật sự sạch sẽ.

Bước 3: Khử trùng thớt

Tùy vào chất liệu thớt gỗ có thớt gỗ, độ xốp, khả năng hấp thụ nước của mỗi loại sẽ lưu giữ lại lượng mảnh vụn thức ăn và khả năng sinh sôi vi khuẩn khác nhau. Do đó, tùy vào từng loại thớt mà việc khử trùng để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt cũng cần lưu ý để có thể làm sạch tốt nhất.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, việc rửa thớt bằng nước rửa chén có thể sẽ không mang lại hiệu quả tuyệt đối. Các loại nước có chứa acid lactic như nước chanh hoặc giấm táo có khả năng làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên mặt thớt gỗ khá tốt. Theo đó, bạn có thể khử trùng thớt với công thức như sau: 15ml dung dịch tẩy rửa với 4.5 lít nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa với 950ml nước.



Ngoài ra, bạn có thể thực hiện khử trùng thớt gỗ theo cách sau:

+ Chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt dung dịch khử trùng bạn đã pha lên bề mặt thớt.

+ Để ngâm trong khoảng 1-5 phút.

+ Xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không khí.

Để đảm bảo an toàn thì chị em nội trợ nên khử trùng thớt ít nhất 1 lần mỗi tuần để có thể làm sạch bề mặt thớt một cách tốt nhất trước khi bắt đầu chế biến món ăn ngon cho gia đình mình.



Bước 4: Bảo dưỡng thớt bằng dầu

Ngoài vệ sinh, khử trùng thì bảo dưỡng thớt gỗ thường xuyên bằng dầu sẽ có tác dụng duy trì độ bền sử dụng của thớt được bền lâu hơn. Bảo dưỡng thớt gỗ bằng dầu sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng nứt mặt thớt gỗ, hoặc bôi dầu lên thớt gỗ rồi cho vào túi nilon trước khi đem cất đối với thớt gỗ ít sử dụng cũng là cách rất tốt mà bạn nên áp dụng. Để bảo dưỡng thớt gỗ bằng dầu bạn có thể thực hiện theo cách sau:

Thoa một lớp dầu khoáng lên bề mặt của thớt sạch, khô

  • Sử dụng một chiếc chổi quét sơn loại nhỏ hoặc khăn để thoa dầu cho đến khi thớt ẩm
  • Ngâm thớt qua đêm hoặc trong vài giờ trước khi sử dụng.
  • Để có kết quả tốt nhất nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần 1 tháng.
  • Không sử dụng dầu ăn thông thường để bảo dưỡng thớt vì có thể gây thối và dẫn đến có mùi khó chịu


2. Những lưu ý để sử dụng thớt đúng cách, an toàn cho sức khỏe

Ngay cả khi bạn sử dụng chiếc thớt gỗ loại tốt, cao cấp nhưng nếu sử dụng và bảo quản không đúng cách thì thớt cũng sẽ xuống cấp, dễ nhiễm khuẩn, nấm mốc gây ảnh hưởng cho sức khỏe người sử dụng. Do đó, để đảm bảo an toàn cũng như kéo dài tuổi thọ sử dụng thì chị em nội trợ cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Không nên ngâm thớt trong nước, bởi thớt được làm từ gỗ tự nhiên nếu ngâm trong nước quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nứt vỡ, nhanh hỏng, tốn kém chi phí thay mới.

+ Không cho thớt vào trong máy rửa bát trừ những loại thớt được nhà sản xuất cho phép. Bởi nếu rửa bằng máy rửa chén thì thớt sẽ không đảm bảo sạch sẽ mà còn có nguy cơ lây nhiễm khuẩn chéo từ thớt sáng chén dĩa.



+ Thớt gỗ sau thời gian sử dụng sẽ có dấu hiệu bị nứt, vỡ. Do đó, muốn kéo dài độ bền sử dụng ngoài vệ sinh đúng cách thì bạn cần phải bôi dầu khoáng parafin lỏng hoặc dầu phong lên mặt thớt thường xuyên.

Hy vọng đã là những thông tin hữu ích để chị em nội trợ cập nhật kiến thức để đảm bảo an toàn từng bữa cơm của gia đình mình. Quý khách hàng cần được tư vấn mua thớt gỗ chất lượng, giá tốt, uy tín hãy liên hệ ngay cho Công ty Chân Tình để được hỗ trợ chi tiết.

T.H