Hướng dẫn làm sạch thớt gỗ đúng cách phòng nhiễm khuẩn chéo

Thớt gỗ là dụng cụ làm bếp không thể thiếu để cắt thái thức ăn trong quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh, ngộ độc cho người sử dụng nếu người dùng không biết vệ sinh đúng cách dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn chéo vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số mẹo vệ sinh thớt gỗ đảm bảo an toàn cho bạn tham khảo:

1. Vệ sinh thớt đúng cách

Khi vệ sinh thớt gỗ bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Tránh ngâm thớt gỗ cùng với nước vì sẽ rất dễ bị hỏng và nứt.

+ Nên vệ sinh thớt sạch sẽ sau khi thái thực phẩm. 

+ Lau khô thớt sau mỗi lần vệ sinh để tránh nấm mốc. 



Các bước vệ sinh thớt gỗ đúng cách:

Bước 1: Rửa với nước nóng và xà phòng

Sau khi dùng thớt cho cả thị sống và thịt chín bạn cần phải rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng. Dù là chất liệu thớt là gì thì khuyến cáo bạn nên rửa bằng nước nóng và xà phòng sau mỗi lần sử dụng để làm sách tốt nhất cũng như tránh việc lây nhiễm chéo. Đầu tiên, hãy làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng để loại bỏ các loại vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn xà phòng.

Bước 2: Phơi khô trong không khí

Rửa sạch thớt xong thì bạn lau khô mặt thớt và treo trong không khí để khô tự nhiên. Lưu ý, không nên phơi thớt trên bề mặt phẳng, nhất là thớt gỗ vì sẽ làm cong mặt thớt, thậm chí là tích tụ vi khuẩn ở mặt dưới của thớt. 

Bước 3: Khử trùng

Khử trùng thớt cũng là bước rất quan trọng để làm sạch hết các vi khuẩn bám trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi cho thớt khá hiệu quả. 



2. Khử trùng thớt gỗ

Như đã nói, khử trùng thớt là một trong những bước rất quan trọng để có thể vệ sinh thớt sạch một cách tốt nhất. Có nhiều cách khử trùng thớt khác nhau cho bạn có thể lựa chọn cách phù hợp:

+ Sử dụng các dung dịch oxi hóa mạnh, chất diệt khuẩn

Thớt gỗ sử dụng lâu ngày nếu không khử trùng thường xuyên sẽ rất khó xử lý hết mùi hôi được. Vì vậy, bạn cần sử dụng dung dịch oxi hóa mạnh để có thể hỗ trợ làm sạch thớt được tốt nhất. Theo đó, bạn sử dụng các dung dịch có khả năng oxi hóa mạnh và khử trùng tốt như oxy già 3%, giấm trắng, nước cốt chanh hay nước tẩy pha loãng…

+ Sử dụng nước vo gạo

Một lợi ích tuyệt vời nhưng ít ai biết là nước vo gạo có khả năng khử được mùi tanh trên thớt khá hiệu quả. Bạn chỉ cần ngâm thớt khoảng 3-5 phút trong nước vo gạo pha muối loãng và rửa sạch lại là thớt đã bay hết mùi tanh nhé.

+ Giấm

Đối với khử trùng thớt bằng giấm thì bạn cho giấm lên mặt thớt và dùng khăn hoặc khăn giấy lau sạch lại. Ưu điểm của giấm là có tính tẩy rất mạnh, có thể tẩy sạch mùi hôi và làm sạch vi khuẩn cho thớt.

+ Chanh và muối

Chanh và muối cũng là những nguyên liệu thiên nhiên nên dùng để khử mùi rất an toàn. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt chanh làm đôi, nặn nước hoặc bạn có thể chà xát lên thớt, sau đó rắc muối vào vùng nước chanh, bạn có thể dùng bột nở thay cho muối. Dùng miếng chanh đã cắt để chà sát trên bền mặt thớt ra theo hình tròn, cho muối được hòa tan vào chanh để làm sạch thớt, chú ý chà kỹ ở những nơi có vết bẩn, ố. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn khô hoặc giấy để thấm hết nước trên bề mặt thớt.



3. Những lưu ý khi sử dụng thớt tránh nhiễm khuẩn chéo

Để tránh nhiễm khuẩn chéo khi sử dụng thớt bên cạnh việc vệ sinh và khử khuẩn thường xuyên thì sử dụng thớt đúng cách là bước quan trọng nhất. Cụ thể:

+ Nên sử dụng thớt bằng chất liệu tốt, nhất là thớt gỗ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Vì vậy, khi lựa chọn lưu ý chọn những loại thớt được làm từ chất liệu tốt, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua ở địa chỉ uy tín để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng.

+ Trong quá trình sử dụng cần phải vệ sinh và khử trùng thớt thường xuyên.



+ Đối với thớt gỗ bạn có thể dùng sáp ong hoặc dầu khoáng lau trên bề mặt thớt vài lần sẽ giúp tạo thành lớp bảo vệ tự nhiên cho thớt vừa chống nhiễm khuẩn khá hiệu quả.

+ Để đảm bảo an toàn, tránh nhiễm khuẩn chéo thì tốt nhất bạn nên có ít nhất 2 chiếc thớt sử dụng để cắt thức ăn chín và sống riêng. Lưu ý, không nên sử dụng cả 2 mặt thớt vì đây chúng chính là nguy cơ gây nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

+ Đối với những chiếc thớt sử dụng quá lâu, mặt thớt bị trầy xước, xuất hiện vết nứt thì tốt nhất bạn nên thay thớt mới để đảm bảo an toàn. Tùy vào mỗi loại chất liệu thớt sẽ có độ bền khác nhau, bạn cũng nên lưu ý khi lựa chọn để có cách sử dụng và thay mới đúng cách nhé.

Chị em nội trợ hãy áp dụng những vách vệ sinh, khử khuẩn thớt chúng tôi vừa chia sẻ trên để có thể mang đến những bữa ăn ngon, an toàn cho cả gia đình mình nhé!

T.H