Lưu ý cần nhớ khi sử dụng và bảo quản thớt gỗ

Thớt gỗ là một vật dụng dường như không thể thiếu trong căn bếp của gia đình hay các cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách sử dụng, bảo quản thớt gỗ như thế nào là hiệu quả nhất. Bởi vậy với kinh nghiệm của mình chúng tôi đưa ra một vài lời khuyên sau đây hi vọng có thể giúp bạn làm rõ điều đó. 

1. Không dùng 1 thớt để chế biến thức ăn sống và chín



Việc dùng chung một chiếc thớt để chế biến thức ăn chín và sống có thể gây nguy cơ lây nhiễm chéo và ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người. Bởi vậy trong gia đình, quán ăn, nhà hàng,… cần sử dụng tối thiểu 2 chiếc thớt, một chiếc được sử dụng để chế biến thực phẩm sống và một chiếc thích hợp sử dụng để chế biến thực phẩm chín. Thậm chí đối với các gia đình có trẻ nhỏ thì bạn nên thêm một chiếc riêng để chế biến đồ ăn cho trẻ. 

2. Không sử dụng cả 2 mặt thớt

Rất nhiều người vì để tiết kiệm nên không mua nhiều chiếc thớt mà tận dụng 2 mặt của thớt, một mặt để cắt thịt, đồ ăn sống, một mặt để chế biến thực phẩm chín. Những tưởng đây là cách làm bình thường và tiện lợi cho mọi người khi sử dụng, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. 

Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng một bề mặt thớt sẽ tiếp xúc với thực phẩm, bề mặt còn lại tiếp xúc với mặt bàn, nền nhà, kệ bếp,… Vốn dĩ những nơi này đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, bị bẩn hay có thể truyền qua mặt thớt, dù đã vệ sinh, rửa thớt đi chăng nữa cũng không thể nào đảm bảo loại bỏ hết được vi khuẩn. 

Thậm chí trong quá trình sử dụng trên bề mặt thớt sẽ xuất hiện các vết cắt chồng chéo lên nhau hay đã quá cũ gây nên tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong các đường này. Khi sử dụng chúng để chế biến thực phẩm mà ở bề mặt hay tiếp xúc với nền thì chắc chắn nguy cơ nhiễm khuẩn càng tăng cao, sức khoẻ mọi người càng bị đe doạ nhiều hơn. 

3. Không dùng thớt đã ẩm mốc, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo hoặc quá cũ



Những chiếc thớt gỗ dù tốt đến đâu thì sau một thời gian sử dụng cũng khó tránh khỏi tình trạng bị thấm nước, mùn, nứt nẻ, xuất hiện các vết cắt chồng chéo lên nhau hay ẩm mốc, hay sinh trùng gây bệnh bám vào và phát triển nhanh chóng. Nếu tiếp tục lặp đi lặp lại điều này nhiều lần rất dễ gây nguy cơ nhiễm khuẩn đồ ăn. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyên bạn nên thay mới thớt sau 6 tháng sử dụng. Trong trường hợp tần suất sử dụng thớt nhiều thì bạn có thể thay thớt sớm hơn. 

4. Lưu ý đến chất liệu và nguồn gốc của thớt

Phần lớn các loại thớt hiện nay được sử dụng trong gia đình Việt đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nó được bán tràn lan ở các chợ, lề đường, cửa hàng,… Đặc biệt có một số loại thớt trong quá trình sản xuất người ta còn ử dụng thêm phụ gia gây bóng sản phẩm, điều này gây nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ của người dùng rất lớn.



Bởi vậy khi chọn mua thớt gỗ bạn cũng nên quan tâm nhiều đến vấn đề nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Tốt nhất hãy mua ở cửa hàng, siêu thị với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tem nhãn đầy đủ. Nếu có thể hãy yêu cầu người bán cung cấp các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản xuất và có tem bảo hành lâu dài. Khi đáp ứng được các yêu cầu đó thì bạn mới có thể an tâm chọn mua. 

Có thể thấy rằng càng làm đầu bếp chuyên nghiệp càng cần quan tâm nhiều đến chiếc thớt sử dụng để chế biến thực phẩm. Việc hời hợt ở quyết định ban đầu có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình hay uy tín nếu là cơ sở kinh doanh. Nếu không muốn mua phải thớt gỗ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì liên hệ với công ty Chân Tình là quyết định sáng suốt nhất của bạn. 

Khắc Sử