Thớt gỗ nghiến có bị mốc không? Cách xử lý như thế nào tốt nhất?

Thớt gỗ nghiến là một trong một trong những loại thớt có chất lượng tốt giúp hỗ trợ tối đa trong các thao tác băm, chặt, thái,…Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thớt gỗ nghiến không bị ẩm mốc trong quá trình sử dụng. Nếu sử dụng thớt gỗ bị mốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều cho sức khỏe người dùng. Bài viết dưới đây là một số cách xử lý thớt gỗ nghiến bị mốc cho bạn tham khảo:

1. Thớt gỗ nghiến có bị mốc không?


Thớt gỗ nghiến có đặc tính là gỗ nặng, rắn chắn, cứng, độ bền cao nên có khả năng chống nấm mốc cực tốt kể cả trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách thì thớt gỗ nghiến vẫn có thể bị ẩm mốc. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải biết cách bảo vệ như thế nào để thớt gỗ nghiến không bị mốc. Cụ thể, bạn có thể bảo quản thớt gỗ nghiến theo cách sau:

+ Luôn phơi thớt ở nơi khô thoáng sau khi sử dụng để không xảy ra tình trạng thớt bị mốc.

+ Một trong những nguyên nhân thớt bị mốc là do vụn thức ăn bám trên bề mặt thớt, tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn xuất hiện. Do đó, để giữ thớt gỗ nghiến không bị mốc thì cần vệ sinh thớt sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng, thường xuyên khử trùng để làm sạch hết các mảnh vụn thức ăn và ẩm mốc trên mặt thớt.

+ Nên xử lý thớt gỗ nghiến bị mốc càng sớm sẽ càng tốt, vì trong nấm mốc có aflatoxin, đây là loại độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe.



2. Hướng dẫn chống nấm mốc cho thớt gỗ nghiến

2.1. Vệ sinh thớt thường xuyên

Vệ sinh thớt thường xuyên là cách giúp thớt gỗ nghiến bớt bị nấm mốc xuất hiện. Sau mỗi lần sử dụng vệ sinh thớt sạch sẽ có tác dụng diệt khuẩn để làm sạch thớt, đồng thời đảm bảo loại bỏ toàn bộ mảnh vụn thức ăn dính trên bề mặt thớt.



2.2. Bảo quản thớt đúng cách

Bảo quản thớt gỗ nghiến đúng cách thì bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

+ Không để thớt ở những nơi ẩm thấp, không có gió.

+ Không để thớt ngâm quá lâu ở trong nước.

+ Không dùng các vật sắc nhọn để cạo thực phẩm đang dính trên bề mặt thớt. Điều này sẽ khiến mặt thớt không còn trơn nhẵn, dễ có các vị trí cho vụn thức ăn bám lại.

+ Không băm chặt quá mạnh để lại vết dao trên thớt khiến thớt dễ bị mùn, dăm…

+ Sau khi vệ sinh sạch sẽ thì nên để thớt vào khay đựng chuyên dụng ở nơi khô thoáng.

+ Không dùng chung thớt thái thực phẩm sống và thực phẩm chín. Dùng chung thớt không chỉ dễ gây ra nấm mốc mà nó còn nguy hiểm cho sức khỏe vì các vi khuẩn ở thực phẩm sống sẽ bám vào thức ăn chín.

+ Nên khử khuẩn thớt thường xuyên bằng những hoạt chất có tác dụng tẩy rửa tốt như chanh, giấm, muối, baking soda…



2.3. Đánh sạch vết mốc trên thớt

Nếu trường hợp thớt gỗ nghiến xuất hiện vết mốc thì bạn hãy làm sạch mặt thớt bằng nước và giữ cho thớt còn ướt. Tiếp theo đổ thêm 2 thìa giấm lên mặt thớt và xoa đều để giấm phủ hết bề mặt thớt. Chất axit cho giấm sẽ đánh bay vi khuẩn và giúp bề mặt thớt được sạch hơn. Ngoài ra, cách này còn có tác dụng khử mùi của thớt đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho người sử dụng.



3. Cách làm tăng độ bền cho thớt gỗ nghiến

+ Đối với những thớt gỗ mỏng, nhỏ thì hạn chế băm chặt mạnh. Do đó, để tăng độ bền cho thớt bằng cách lắp đai inox chống vỡ cho thớt gỗ nghiến.

+ Khi mua thớt về nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay thì giữ thớt nguyên trong túi bóng kính và bọc kín lại.

+ Sau khi xé túi ra thì bôi mỡ heo đều vào toàn bộ thớt. Khi mỡ khô thì lại bôi tiếp, từ 3 – 4 lần. Nên kết hợp với việc sử dụng thớt thường xuyên trong những ngày đầu để tránh tình trạng nứt dăm.

+ Tránh gió, ánh nắng, hơi nóng trực tiếp vào thớt, sau khi vệ sinh xong thì để vào nơi thoáng mát trong nhà.

Nếu bạn đang sử dụng thớt gỗ nói chung và thớt gỗ nghiến nói riêng thì đừng bỏ qua những cách bảo quản thớt chúng tôi vừa chia sẻ trên để có thêm kinh nghiệm bảo quản thớt gỗ của gia đình mình nhé!

T.H