Các loại thớt gỗ phổ biến hiện nay

Tìm hiểu về đặc điểm và giá bán của các loại thớt gỗ hiện có trên thị trường là việc làm cần thiết khi bạn có nhu cầu chọn mua thớt gỗ, giúp mang lại sự lựa chọn phù hợp nhất với tiêu chí của mình. Hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

1. Thớt gỗ cao su ghép



Có thể nói đây là một trong những loại thớt gỗ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi được rất nhiều người ưa chuộng. Thớt được làm từ những cây gỗ cao su đạt 30 năm tuổi. Đây là giai đoạn mà cây cao su đã đủ già, khả năng cho mủ kém và các thớ gỗ đã đạt được sự đanh, chắc, kháng mối mọt tốt… nên được khai thác để đóng các món đồ nội thất, nhà bếp. 

Thế nhưng vì sao lại gọi là thớt gỗ cao su ghép mà không phải là thớt gỗ nguyên khối? là vì thân cây cao su có đường kính không được lớn, do đó không thể sử dụng nguyên khối để cho ra những chiếc thớt gỗ với kích thước lớn theo yêu cầu. Thay vì vậy, người ta sẽ xẻ thân cây ra thành các mảnh với chiều dày theo tiêu chuẩn, sau đó gia công và ghép các mảnh lại với nhau để tạo thành một chiếc thớt gỗ hoàn thiện. 

Nhờ kết cấu ghép và độ cứng chắc đến từ bản chất của loại gỗ tạo thành nên thớt gỗ cao su có độ bền rất cao, không bị cong vênh. Ngoài ra thớt cũng rất ít bị mối mọt, chịu được nhiệt độ cao, có thể sử dụng làm thớt thái hay thớt chặt đều được. Đặc biệt là thớt có thể sử dụng trong thời gian dài mà bề mặt không lên mùn, không xuất hiện các khe nứt, xước do vết dao để lại, đảm bảo độ bền và tính vệ sinh an toàn thực phẩm.

Gỗ cao su có màu sắc khá bắt mắtt cũng các đường vân tự nhiên, do đó mang lại cho bề mặt thớt tính thẩm mỹ cao. Đây cũng chính là một trong những lý do giúp cho thớt ngày càng được nhiều chị em nội trợ yêu thích và sử dụng phổ biến hơn.

Về mặt giá thành, hiện nay thớt gỗ cao su giá bán dao động trong khoảng từ 50k – 100k tùy thuộc vào kích cỡ.

2. Thớt gỗ xà cừ



Sau thớt gỗ cao su thì thớt gỗ xà cừ cũng là một trong những sản phẩm được sử dụng rất phổ biến trong các căn bếp Việt. Thớt được làm từ những cây xà cừ cổ thụ với màu nâu cánh gián sang trọng cùng các đường vân tự nhiên, bắt mắt. Ngoài ra, ưu điểm của thớt là không bị nứt tâm trong quá trình sử dụng, cũng không bị lên mùn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ bị cong vênh nếu tiếp xúc nhiệt độ cao, do đó độ bền chỉ ở mức tương đối. Để đảm bảo tuổi thọ sử dụng thì tốt hơn hết bạn không nên phơi thớt ngoài trời nắng hoặc để những nơi có nhiệt độ cao.

Về giá thành thì thớt gỗ xà cừ cũng có giá thành khá rẻ, chỉ dao động trong khoảng từ 50k – 100k, tùy độ dày, kích thước.

3. Thớt gỗ me



Ưu điểm của thớt gỗ me là rất cứng chắc, có màu đỏ sẫm khá sang và bắt mắt, trọng lượng cực kỳ nhẹ nên thuận tiện trong quá trình sử dụng, bảo quản và vệ sinh. Tuy nhiên, vì có trọng lượng nhẹ nên thớt không có độ bám, chính vì vậy không thích hợp sử dụng làm thớt chặt mà chỉ có thể sử dụng làm thớt thái, sau một thời gian sử dụng thì bề mặt sẽ bắt đầu xuất hiện mùn gỗ.

Về giá thành thì thớt gỗ me rất rẻ, chỉ từ vài chục nghìn – 100.000 đồng.

4. Thớt gỗ nghiến



Trong tất cả các loại thớt gỗ đã kể trên thì thớt gỗ nghiến chính là lựa chọn tiêu biểu và được nhiều người ưa chuộng nhất.

Thớt gỗ nghiến sở hữu rất nhiều ưu điểm như: Độ bền cao do gỗ có tính cơ học cao, rất cứng, dai, không bị mối mọt, không cong vênh co ngót. Đó cũng chính là lý do vì sao người dân rất chuộng loại gỗ này để làm nhà cửa. Không chỉ vậy, về mặt thẩm mỹ thì đây là loại thớt được đánh giá cao do có màu sắc bắt mắt, các đường vân độc đáo, tự nhiên. Do sở hữu nhiều ưu điểm như vậy nên thớt gỗ nghiến có giá thành cao hơn so với các loại kể trên, dao động từ 200.000 – 1 triệu đồng, tùy độ dày, kích thước.

Trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm và giá thành của các loại thớt gỗ phổ biến. Để được tư vấn chọn mua, tham khảo mẫu và nhận báo giá chi tiết, giao hàng tận nơi… hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

ĐT