Bảng giá thớt gỗ

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thớt gỗ khác nhau, mỗi loại thớt gỗ này đều có đặc điểm và giá bán khác nhau. Để nắm rõ bảng giá thớt gỗ cũng như đặc điểm của các dòng sản phẩm này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé.

1. Các loại thớt gỗ thông dụng



1.1. Thớt gỗ cao su ép

Thớt gỗ cao su ép được sản xuất từ cây cao su đạt 30 năm tuổi và không còn mủ. Sở dĩ người ta sử dụng loại gỗ này vì nó có ưu điểm là ít bắt lửa, màu sắc đẹp mắt, ít ẩm mốc và độ cứng cao. Giá thành của thớt gỗ cao su giao động khoảng vài chục đến vài trăm ngàn đồng tùy theo kích cỡ của từng loại.  



1.2. Thớt gỗ xà cừ

Gỗ xà cừ là một loại cây thuộc họ Xoan với tên khoa học là Khaya senegalensis. Đây là một trong những loài cây cổ thụ ở nước ta với tuổi thọ lâu dài và giá trị cao trong đời sống. Giá của thớt gỗ xà cừ khoảng từ vài chục đến vài trăm ngàn, song tuổi thọ của chúng lại không quá cao. 



1.3. Thớt gỗ me

Gỗ của cây me được xếp vào loại gỗ cứng, lõi có màu đỏ sẫm, phần lớp dác của nó có màu vàng ánh và mềm. Hiện nay, thớt gỗ me cũng được người dùng yêu thích khá nhiều bởi nó có giá thành rẻ và trọng lượng nhẹ. Song, loại thớt này không phù hợp sử dụng để chặt thức ăn cứng bởi nó có độ bám không coa. Giá thành của thớt gỗ me thông thường ở vào khoảng vài chục đến 100 ngàn đồng. 

1.4. Thớt gỗ nghiến

Gỗ nghiến là loại gỗ với tính cơ học cao, cứng, dai, bền và không bị mối mọt tấn công. Có rất nhiều người dân ở khu vực vùng cao sử dụng loại gỗ này để làm cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, keo,… So với những loại thớt gỗ kể trên thì thớt gỗ nghiến có giá cao hơn và cũng bền bỉ hơn. Song, nhược điểm của nó là sau khi dùng lâu ngày thì cũng có xuất hiện vết rãnh và mùn. 
Thông thường thớt gỗ nghiến sẽ được chia làm các loại như sau:

+ Thớt gỗ nghiến cành

Đây là loại thớt gỗ được sản xuất từ việc tận dụng cành cây nghiến với đặc điểm nhận dạng là ở giữa thớt có tâm gỗ xoáy tròn, có những vết nứt tỏ vòng quanh từ tâm gỗ. Đặc điểm của loại thớt được làm từ gỗ này là nhanh lên mùn, những vết nứt sẽ rắt lại thức ăn khi dùng. Ngoài ra, khi sử dụng lâu ngày sẽ có mùi hôi khó chịu, tuổi thọ cũng không cao, nhanh hư. 



+ Thớt gỗ nghiến thân

Đây là loại thớt gỗ được làm từ thân cây nghiến với đặc điểm rất bền, đẹp, mất thời gian khá lâu mới lên mùn và ít mùi hôi hơn so với loại thớt gỗ được làm từ cành cây nghiến. Loại thớt được làm từ nghiến thân với bề mặt mịn màng, không có vết nứt, không thấy có tâm gỗ xoáy tròn mà chỉ có các thớ gỗ vòng hình vầng trăng mà thôi. 

+ Thớt gỗ nu nghiến

Đây là loại thớt được làm từ thân cây nghiến và thớ gỗ xoắn vào nhau không đi theo một hình thù cụ thể nào đó. Loại thớt này có chứa nhiều mắt gỗ cực kỳ cứng và bền, vậy nên nó được đánh giá là tốt nhất trong số các loại thớt nghiến và rất được người dùng ưa chuộng tìm mua. 

2. Bảng giá thớt gỗ



Thớt-01

Giá: Liên hệ



Thớt-02

Giá: Liên hệ



Thớt-03

Giá: Liên hệ



Thớt đại

Giá: Liên hệ

3. Cách sử dụng thớt gỗ 

- Sau khi mua thớt gỗ về nếu chưa dùng ngay thì không nên xé túi ni lông bọc bên ngoài để thớt giữ được độ ẩm. 

- Nếu mua về và dùng ngay bạn nên ngâm thớt ở trong nước muối mặn để giữ độ ẩm cũng như diệt khuẩn cho thớt. 

- Nếu mua về và sử dụng ngay thì hãy ngâm thớt ở trong nước muối mặn để giữ độ ẩm và diệt khuẩn cho thớt. 

- Nên sử dụng thớt hằng ngày để thớt được tiếp xúc với nước, thức ăn, tránh tình trạng khô. Ngoài ra, sau khi dùng thớt cũng nên để nó ở nơi mát mẻ, có độ ẩm cao. 

- Tránh không được phơi thớt ở nơi có nắng, gió vì như vậy sẽ gây mất độ ẩm của gỗ và làm thớt bị nứt ra. 

- Nếu không dùng thớt gỗ thường xuyên thì nên bôi dầu ăn hay mỡ heo để thớt không bị nứt. 

- Dùng thớt có đai để hạn chế thớt nứt, gia cố độ chịu lực cũng như độ bền cho thớt. 

Trên đây là bảng giá thớt gỗ và những chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các loại thớt gỗ hiện nay trên thị trường. Nếu còn thắc mắc gì, nhấc điện thoại lên và ngay cho chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé. 

Thùy Duyên