Cách khử mùi tanh và diệt khuẩn cho thớt gỗ

Thớt gỗ sau khi sử dụng để chế biến các thực phẩm tươi sống như thịt, cá thường sẽ có mùi tanh, ngoài ra bề mặt thớt cũng có thể bị bám nhiễm một số loại vi trùng, vi khuẩn có trong thực phẩm sống. Việc vệ sinh khử khuẩn, khử mùi thanh cho thớt gỗ là rất cần thiết. Hãy cùng học hỏi một số cách làm ngay trong bài viết dưới đây.

1. Vệ sinh thớt ngay sau khi sử dụng

Đây là bước đầu tiên, cần thiết và quan trọng nhất để ngăn cản mùi tanh cũng như vi khuẩn bám sâu vào bên trong các thớ gỗ của thớt. Theo đó, sau khi dùng thớt gỗ để chế biến đồ ăn xong thì bạn hãy rửa thớt dưới vòi nước sạch và xà phòng rửa chén, cũng có thể rắc lên bề mặt một ít muối để chà xát, kết hợp việc dùng dao để cạo đi cạo lại trên bề mặt, các lớp mùn, nhớt, mảng bám của thực phẩm sẽ được rửa trôi đi.

Lưu ý là dù bận tới mấy thì bạn cũng không nên ngâm thớt gỗ trong nước bẩn quá lâu. Không ít người vẫn có thói quen bỏ chiếc thớt vào ngay trong chậu nước vừa được dùng để rửa thịt, cá với ý định là sau đó sẽ rửa sạch cả thớt lẫn chậu. Đây là một sai lầm vì trong thời gian này, các chất bẩn sẽ thấm sâu vào bề mặt thớt, việc vệ sinh vì thế sẽ khó đạt hiệu quả hơn.

2. Sử dụng các loại chất diệt khuẩn, chất oxy hóa mạnh



Khi dội thớt dưới vòi nước mạnh và chà xát bằng muối, dầu rửa bát mà vẫn chưa an tâm hoặc chưa thể khử sạch mùi thực phẩm trên đó, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch oxi hóa mạnh hoặc các chất diệt khuẩn để đạt được hiệu quả cao hơn.

Một số chất có thể tham khảo sử dụng là: Oxy già 3%, giấm trắng, nước cốt chanh. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần đổ lên bề mặt thớt một lượng vừa đủ một trong số các chất trên, sau đó dùng miếng bùi nhùi để chà thật mạnh, tiếp đến dội lại bằng nước nóng, cuối cùng dội tiếp dưới vòi nước sạch chảy mạnh và để khô tự nhiên nơi thoáng mát.

3. Sử dụng nước vo gạo

Đây là cách làm đã có từ lâu trong dân gian và bạn có thể áp dụng để khử tanh cho chiếc thớt gỗ của mình. Cách làm này rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại chắc chắn không làm bạn thất vọng. 

Cách làm nhyw sau: Tận dụng nước vo gạo khi nấu cơm ngâm thớt vào đó từ 3 – 5 phút. Lưu ý là nên cho thêm vài thìa café muối ăn hòa tan vào trong nước gạo. Sau 3 – 5 phút, bạn lấy thớt ra và rửa sạch lại với nước như bình thường.

4. Dùng giấm

Ngoài nước vo gạo, giấm cũng là một trong những trợ thủ đắc lực có sẵn trong nhà bếp có thể giúp bạn khử bớt mùi hôi tanh, khử khuẩn thớt gỗ một cách hiệu quả.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm chủ là rót hoặc xịt trực tiếp giấm lên bề mặt thớt, để trong khoảng 3 – 5 phút rồi dùng giấy hoặc khăn lau sạch lại. Thành phần axit có trong giấm với tính tẩy cực mạnh sẽ giúp đánh bay mùi tanh, vi khuẩn tồn tại trên thớt.

5. Dùng hành tây



Nếu trong bếp không có giấm nhưng có sẵn hành tây thì bạn có thể sử dụng nó để khử mùi cho thớt gỗ. Chỉ cần cắt đôi củ hành tây ra theo chiều ngang, sau đó dùng nó để chà xát trên bề mặt thớt rồi rửa sạch lại với nước là xong.

6. Dùng chanh và muối

Chanh và muối vốn là 2 loại thực phẩm vốn rất nổi tiếng với tính sát khuẩn. Do vậy bạn cũng có thể sử dụng chúng để khử mùi hôi, loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt thớt gỗ một cách hiệu quả.

Với chanh, hãy cắt đôi sau đó vắt lấy nước hoặc bạn cũng có thể chà xát trực tiếp lên bề mặt thớt. Sau khi đã chà bằng chanh, tiếp tục rắc lên một lớp muối rồi tiếp tục dùng chính nửa quả chanh đó để chà xát lớp muối, cuối cùng dội lại dưới vòi nước sạch. Chắc chắn các vết bẩn, vi khuẩn sẽ bị loại bỏ hiệu quả, không để lại dấu vết gì.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn một số cách đơn giản để khử sạch vi khuẩn và mùi tanh trên thớt gỗ hiệu quả. Để được cung cấp thớt gỗ đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp, theo yêu cầu, giá tốt nhất thị trường và giao hàng tận nhà… hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

ĐT