Hướng dẫn sử dụng và bảo quản thớt gỗ

Thớt gỗ là gì? Quy trình sản xuất thớt gỗ ra sao? Thị trường có những loại thớt gỗ nào được ưa chuộng nhất? Cách sử dụng và bảo quản thớt gỗ đúng chuẩn là gì? Để giải đáp những thắc mắc ấy hãy tham khảo bài viết chia sẻ sau đây của chúng tôi.

1. Thớt gỗ là gì? Quy trình sản xuất thớt gỗ

Thớt gỗ là một trong những loại thớt được nhiều bà nội trợ ưa chuộng sử dụng trong căn bếp nhất. Nó phục vụ hiệu quả nhu cầu chế biến thực phẩm, chặt xương, băm thịt, thái rau củ quả,… Quy trình sản xuất thớt gỗ như sau:



Bước 1: Từ thân cây gỗ được cắt thành các phiến gỗ có hình tròn. Đây là sản phẩm thô để chuẩn bị cho các bước tiếp theo. 

Bước 2: Tạo hình thớt trên bàn xoay chuyên dụng. Phổ biến nhất là tạo hình tròn, tuy nhiên trong một số trường hợp thớt gỗ cũng được tạo hình vuông, hình chữ nhật hay những kiểu dáng đặc biệt khác. 

Bước 3: Bào nhẵn bề mặt thớt. Theo đó, người thợ sẽ báo nhẵn cả 2 bề mặt và các cạnh. Ở bước này, những vết nứt cũng sẽ được xử lý cẩn thận.

Bước 4: Thành phẩm được đóng gói, ép chân không và bán ra ngoài thị trường.

2. Các loại thớt gỗ phổ biến

+ Thớt gỗ cao su ép

Thớt gỗ cao su ép được sản xuất từ cây gỗ cao được khai thác khi nó vượt quá 30 năm tuổi và không còn mủ. Không chỉ dùng làm thớt, gỗ cao su còn được dùng nhiều để sản xuất các vật dụng trong nhà bếp, đồ dùng gia đình vì giá thành rẻ, ít bắt lửa, có màu sắc đẹp, hạn chế ẩm mốc và độ cứng cáp cao. Hiện nay, giá của thớt gỗ cao su ép được bán giao động từ vài chục đến 100 ngàn VNĐ tùy theo mỗi kích cỡ khác nhau. 



+ Thớt gỗ xà cừ

Thớt gỗ xà cừ là loại thớt được làm từ gỗ xà cừ, loại gỗ thuộc họ Xoan có tên khoa học là Khaya senegalensis. Đây là một trong những loại cây cổ thụ ở Việt Nam với tuổi thọ và giá trị cao trong đời sống. Tương tự như thớt gỗ cao su, thớt gỗ xà cừ cũng có giá bán giao động từ vài chục đến 100 ngàn VNĐ. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tuổi thọ không quá cao. 

+ Thớt gỗ me

Gỗ me có đặc điểm rất cứng, lõi có màu đỏ sẫm, phần lớp dác có màu vàng ánh và mềm. Nó được ưa chuộng sử dụng nhiều để làm thớt vì giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ, tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu chặt các loại thức ăn cứng thì không nên chọn loại thớt này vì nó không có độ bám tốt. Về giá bán của thớt gỗ me giao động từ vài chục đến 100 ngàn VNĐ. 

+ Thớt gỗ nghiến

Thớt gỗ nghiến là loại thớt gỗ có tính cơ học cao, rất cứng, dai, bền và không bị mối mọt tấn công. Không chỉ sử dụng để làm thớt, gỗ nghiến còn được dùng nhiều để làm cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo,… bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Đối với thớt gỗ nghiến giá bán cũng sẽ cao hơn so với những loại thớt gỗ thông thường vì sự bền bỉ và cứng chắc của nó. Dù vậy nếu sử dụng loại thớt này lâu ngày bạn sẽ thấy có xuất hiện vết rãnh và mùn.



3. Lưu ý khi sử dụng thớt gỗ

- Trong mỗi căn bếp ít nhất phải trang bị 2 chiếc thớt, một chiếc để thái thực phẩm sống, chiếc còn lại sử dụng để xử lý các loại thực phẩm chín đã qua chế biến. Nên nhớ hai chiếc thớt này không được sử dụng chung với nhau. Khi muốn dùng một chiếc thớt thì nên dùng thớt cắt rau trước rồi sau đó mới thái thịt sống sau. 

- Bề mặt thớt gỗ dù có rửa sạch đến đâu cũng tồn tại một lượng vi khuẩn nhất định. Vì thế, trước khi sử dụng thớt nên rửa trước qua nước nóng một lượt, để khô rồi hãy dùng để chế biến thực phẩm. 

- Nên chọn các loại thớt có kích cỡ phù hợp để thực hiện các thao tác khác nhau. Ví dụ, thớt gỗ dày phục vụ cho việc chặt, băm thực phẩm. Còn thớt gỗ mỏng hơn được dùng để cắt thái thực phẩm thông thường. 

- Khi thớt gỗ có nhiều vết cắt, rãnh lõm sâu thì bạn nên thay chiếc thớt mới để đảm bảo an toàn vệ sinh sau khi sử dụng. 

4. Hướng dẫn bảo quản thớt gỗ



- Dù là thớt gỗ hay bất kỳ loại thớt nào sau khi mua về đều phải xử lý trước. Theo đó, hãy dùng một ít nước pha với muối có độ đặc nhất định rồi cho thớt vào ngâm. Đợi chừng 10 phút thì hãy lấy thớt ra rửa thật sạch hãy sử dụng. Việc làm này giúp loại bỏ được chất độc hại và vi khuẩn ở trên bề mặt thớt, đồng thời cũng giúp kéo dài tuổi thọ của thớt. 

- Sau khi sử dụng thớt nếu gặp khó khăn trong việc chùi rửa vết dính của thịt cá trên thớt thì có thể dùng ít chanh tươi và muối chà xát lên bề mặt thớt. Tiếp sau đó rửa lại thớt như bình thường là được. 

- Nên treo thớt lên sau khi rửa để giúp cho thớt được khô ráo, sạch sẽ. Không để thớt ở vị trí ẩm ướt, tiếp xúc với nước và dầu mỡ. Ngoài ra, cũng không được xếp các chiếc thớt còn ướt nằm chồng lên nhau. 

- Dùng thớt đúng loại để băm, cắt thái thực phẩm chính là cách tốt nhất để bảo quản thớt. Trong quá trình băm chặt cũng nên tránh dùng lực quá mạnh vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến bề mặt thớt. 

Với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể hiểu rõ được quy trình sử dụng và bảo quản thớt gỗ. Còn nếu chưa tìm được địa chỉ nào cung cấp thớt gỗ chất lượng, giá thành phải chăng thì hãy nhấc điện thoại lên gọi ngay cho chúng tôi bạn nhé.

Khắc Sử